I. Cơ sở pháp lý:
- Luật doanh nghiệp 2014
- Nghị định 96/2015/NĐ-CP
- Nghị định 31/2009/NĐ-CP
- Nghị định 58/2001/NĐ-CP
- Thông tư 02/2019/TT-BKHĐT
II. Luật sư tư vấn
Con dấu là tài sản của doanh nghiệp/công ty, theo quy định chung phải được bảo quản tại trụ sở Công ty/doanh nghiệp. Người được giao bảo quản/quản lý con dấu phải chịu trách nhiệm về việc quản lý/bảo quản con dấu của doanh nghiệp/công ty.
Căn cứ quy định tại Điều 15 Nghị định 96/2015/NĐ-CP và tham khảo Công văn 9720/BKHĐT-ĐKKD năm 2015, cách xử lý khi doanh nghiệp bị mất con dấu được chia làm 02 trường hợp như sau:
- Đối với Công ty/doanh nghiệp thành lập trước ngày 01/07/2015
Trước ngày Luật doanh nghiệp 2014 có hiệu lực thi hành, doanh nghiệp sử dụng con dấu do Cơ quan công an cấp theo Nghị định 58/2001/NĐ-CP và Nghị định 31/2009/NĐ-CP bị mất con dấu thì cách tiến hành như sau:
Bước 1: Doanh nghiệp thực hiện thủ tục thông báo về việc mất con dấu, mất giấy chứng nhận con dấu cho Cơ quan công an đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu và làm lại con dấu mới.
– Con dấu do cơ quan công an quản lý áp dụng đối với các công ty, tổ chức không theo Luật doanh nghiệp như: công ty luật, công ty đấu giá, văn phòng đại diện nước ngoài và các tổ chức khác
– Con dấu do doanh nghiệp tự công bố lên cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia áp dụng với doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoạt động theo Luật doanh nghiệp năm 2014
Bước 2: Doanh nghiệp thực hiện thủ tục Thông báo về việc thay đổi mẫu con dấu (mẫu dấu mới) theo Thông tư 02/2019/TT-BKHĐT đến cơ quan đăng ký kinh doanh để được đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
2. Đối với Công ty/doanh nghiệp thành lập sau ngày 01/07/2015
Trường hợp này doanh nghiệp thành lập theo Luật doanh nghiệp 2014, thì việc quản lý và sử dụng con dấu do doanh nghiệp tự thực hiện. Trường hợp doanh nghiệp bị mất con dấu thì xử lý như sau:
– Doanh nghiệp có nhu cầu tiếp tục sử dụng mẫu con dấu: Với số lượng, hình thức đã thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh, thì doanh nghiệp có thể làm con dấu thay thế cho con dấu đã mất mà không cần thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh.
– Doanh nghiệp có nhu cầu thay đổi mẫu con dấu: Trước khi sử dụng mẫu con dấu mới, doanh nghiệp gửi thông báo thay đổi mẫu dấu đến cơ quan đăng ký kinh doanh để được đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo quy định.
3. Thành phần hồ sơ thay đổi mẫu con dấu
- Thông báo về việc thay đổi mẫu con dấu/ số lượng con dấu của công ty
Đối với các công ty đang hoạt động theo Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương thì nộp kèm theo:
- Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đầu tư
- Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký thuế của công ty
- Giấy đề nghị bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp
- Văn bản ủy quyền cho người đi nộp hồ sơ và Bản sao chứng thực cá nhân của người đi nộp hồ sơ
Dịch vụ làm lại/thay đổi con dấu cho công ty/doanh nghiệp tại Hải Phòng của CMA:
- Tư vấn miễn phí các vấn đề, hỏi đáp pháp lý liên quan tới việc thay đổi con dấu doanh nghiệp/công ty tại Hải Phòng
- Soạn thảo, hỗ trợ chuẩn bị hồ sơ đáp ứng các yêu cầu của cơ quan chức năng liên quan tới thủ tục thay đổi con dấu công ty/doanh nghiệp tại Hải Phòng
- Đại diện nộp hồ sơ thay đổi con dấu công ty/doanh nghiệp tại Hải Phòng theo yêu cầu của cơ quan chức năng.
- Nhận kết quả và trả con dấu mới sau khi thay đổi con dấu công ty/doanh nghiệp tại Hải Phòng trực tiếp cho khách hàng.
Tư vấn luật sư vui lòng liên hệ:
Hotline: 0986.057.998 & 0944.296.698
Email: CongtyluatCMA@gmail.com