Thứ tư, Tháng mười một 20, 2024
spot_img
Trang chủChưa phân loạiTừ chối nhận con khi vợ có con với người khác?

Từ chối nhận con khi vợ có con với người khác?

Công ty Luật CMA - hotline: 0986057998 - 0944296698

Tôi với vợ tôi mới cưới nhau được 7 tháng. Trong thời gian tìm hiểu chúng tôi tuyệt đối không quan hệ tình dục. Vợ tôi vừa mới sinh con đủ tháng trong khi chúng tôi mới cưới được 7 tháng. Tôi đem cuống rốn của cháu bé đi xét nghiệm ADN thì không phải là con tôi. Luật sư cho tôi hỏi, tôi cần những thủ tục, trình tự như thế nào để từ chối nhận con?

  1. Căn cứ pháp lý
  • Luật hôn nhân và gia đình năm 2014
  • Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP
  1. Luật sư CMA tư vấn

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 88 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, quan hệ cha mẹ con được pháp luật công nhận được xem là con chung của vợ chồng trong trường hợp:

– Sinh ra trong thời kỳ hôn nhân của cha mẹ.

– Do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân thì dù sau đó có ly hôn đây vẫn được xác định là con chung của vợ chồng.

– Sau khi giải quyết xong việc ly hôn (đã có bản án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án), người vợ sinh con trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân. Trường hợp này được xem là vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân. Do đó, khi con sinh ra sẽ vẫn được xem là con chung của vợ chồng.

– Trước ngày đăng ký kết hôn mà sinh con thì sau khi đăng ký kết hôn, cha mẹ thừa nhận đây là con chung.

Người con sinh ra thuộc các trường hợp trên sẽ được coi là con chung của vợ chồng. Khi đó, giữa cha mẹ và con sẽ phát sinh quan hệ đại diện, các quyền và nghĩa vụ trông nom,  chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục, yêu thương, cấp dưỡng theo quy định của luật hôn nhân gia đình.

Trường hợp bạn từ chối nhận con sinh ra là con chung thì phải gửi đơn yêu cầu hoặc đơn khởi kiện đến Toà án và cung cấp chứng cứ để Toà án xác nhận người con không phải con chung của hai vợ chồng theo quy định tại khoản 2 Điều 88 luật Hôn nhân và Gia đình

Theo hướng dẫn tại khoản b Điều 5 của Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, chứng cứ chứng minh yêu cầu không thừa nhận con chung thường là kết luận giám định về y học ADN do Toà án trưng cầu giám định.

“Theo quy định tại khoản 2 Điều 63 và Điều 64, khi có người yêu cầu Toà án xác định một người nào đó là con của họ hay không phải là con của họ thì phải có chứng cứ; do đó về nguyên tắc người có yêu cầu phải cung cấp chứng cứ. Trong trường hợp cần thiết thì phải giám định gien. Người có yêu cầu giám định gien phải nộp lệ phí giám định gien.”

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -spot_img

Bài viết được quan tâm