Trong quá trình lưu giữ Sổ đỏ, người sử dụng đất do bất cẩn làm mất Trang bổ sung hoặc tự ý loại bỏ Trang bổ sung vì cho rằng mình đã giải quyết xong khoản nợ có thế chấp… Những trường hợp này, người sử dụng đất phải chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp lại Trang bổ sung Sổ đỏ theo đúng quy định.
- Căn cứ pháp lý
- Nghị định 43/2014/NĐ-CP
- Thông tư 23/2014/TT-BTNMT
- Thông tư 02/2015/TT-BTNMT
- Luật sư CMA tư vấn
2.1. Quy định về Trang bổ sung Sổ đỏ
Trang bổ sung Giấy chứng nhận (sổ đỏ, sổ hồng) được sử dụng để xác nhận một số thay đổi liên quan đến quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất. Khi sử dụng Trang bổ sung Giấy chứng nhận được ghi số thứ tự Trang bổ sung và đóng dấu giáp lai với trang 4 của Giấy chứng nhận; ghi chú: “Kèm theo Giấy chứng nhận này có Trang bổ sung số: 01,…” vào cuối trang 4 của Giấy chứng nhận; ghi vào cột ghi chú của Sổ cấp Giấy chứng nhận số Trang bổ sung đã cấp – Khoản 3 Điều 20 thông tư 23/2014/TT-BTNMT
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 20 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT, Trang bổ sung được sử dụng để xác nhận những thay đổi trong các trường hợp:
- Đăng ký thế chấp bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất;
- Xác nhận thay đổi nội dung đã đăng ký hoặc xóa đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất;
- Cho thuê, cho thuê lại hoặc xóa cho thuê, cho thuê lại đất của doanh nghiệp đầu tư hạ tầng trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu chế xuất.
- Chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu căn hộ chung cư với trường hợp doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc bán kết hợp cho thuê đã được cấp Giấy chứng nhận chung cho các căn hộ chung cư khi chưa bán.
- Thể hiện sơ đồ tài sản gắn liền với đất trong trường hợp chứng nhận bổ sung, thay đổi tài sản gắn liền với đất mà không thể bổ sung, chỉnh lý sơ đồ tài sản trên trang 3 của Giấy chứng nhận.
Trong quá trình lưu giữ Sổ đỏ, người sử dụng đất do bất cẩn làm mất Trang bổ sung hoặc tự ý loại bỏ Trang bổ sung vì mình đã giải quyết xong khoản nợ có thế chấp. Trong những trường hợp này, người sử dụng đất phải chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp lại Trang bổ sung Sổ đỏ theo đúng quy định.
2.2. Trình tự, thủ tục đề nghị cấp lại Trang bổ sung Sổ đỏ.
Theo khoản 1 Điều 77 Nghị định 43/2014/NĐ-CP và Điều 16 Thông tư 02/2015/TT-BTNMT, người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở nếu bị mất Trang bổ sung Sổ đỏ thì yêu cầu cấp lại như thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận do bị mất.
* Khai báo thông tin mất Trang bổ sung Sổ đỏ
- Hộ gia đình, cá nhân bị mất Trang bổ sung Giấy chứng nhận phải khai báo với UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất về việc bị mất Trang bổ sung Giấy chứng nhận, trừ trường hợp mất do thiên tai, hỏa hoạn. Sau khi tiếp nhận khai báo của hộ gia đình, cá nhân thì UBND xã, phường, thị trấn có trách nhiệm niêm yết thông báo mất Trang bổ sung Giấy chứng nhận tại trụ sở UBND xã, phường, thị trấn.
-
Tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải đăng tin mất Sổ đỏ trên phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương
* Hồ sơ đề nghị cấp lại
Sau 30 ngày, kể từ ngày niêm yết thông báo, người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại Trang bổ sung Sổ đỏ do bị mất gồm có:
– Đơn đề nghị cấp lại Mẫu số 10/ĐK.
– Giấy xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn về việc đã niêm yết thông báo mất Trang bổ sung Giấy chứng nhận t;
– Giấy tờ chứng minh đã đăng tin 03 lần trên phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương về việc mất Giấy chứng nhận đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, cá nhân nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư. (Biên lai thanh toán + 03 số báo liên tiếp thông báo về việc mất Giấy chứng nhận / Trang bổ sung.
– Nếu bị mất do thiên tai, hỏa hoạn phải có giấy xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn về việc thiên tai, hỏa hoạn đó.
* Thời hạn cấp lại Trang bổ sung Sổ đỏ bị mất
Thời gian cấp lại: Không quá 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không quá 20 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.