Thứ tư, Tháng mười một 20, 2024
spot_img
Trang chủĐăng ký kinh doanhChuyển đổi loại hình doanh nghiệpChuyển đổi loại hình doanh nghiệp có phải thay đổi mã số...

Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp có phải thay đổi mã số thuế?

Công ty Luật CMA - Hotline: 0986.057.998 - 0944.296.698

Mã số doanh nghiệp là dãy số được tạo bởi Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, được cấp cho doanh nghiệp khi thành lập và được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp có một mã số duy nhất và không được sử dụng lại để cấp cho doanh nghiệp khác. Mã số doanh nghiệp được dùng để thực hiện nghĩa vụ về thuế, thủ tục hành chính và quyền, nghĩa vụ khác.

  1. Căn cứ pháp lý
  • Luật doanh nghiệp năm 2020;
  • Nghị định 01/2021/NĐ-CP.

2. Luật sư tư vấn.

Mã số doanh nghiệp được quy định như sau:

  • Mỗi doanh nghiệp được cấp một mã số duy nhất gọi là mã số doanh nghiệp. Mã số này đồng thời là mã số thuế và mã số đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp.
  • Mã số doanh nghiệp tồn tại trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp và không được cấp lại cho tổ chức, cá nhân khác. Khi doanh nghiệp chấm dứt hoạt động thì mã số doanh nghiệp chấm dứt hiệu lực.
  • Mã số doanh nghiệp được tạo, gửi, nhận tự động bởi Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, Hệ thống thông tin đăng ký thuế và được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Cơ quan quản lý nhà nước thống nhất sử dụng mã số doanh nghiệp để thực hiện công tác quản lý nhà nước và trao đổi thông tin về doanh nghiệp.
  • Mã số đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp được cấp cho chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp. Mã số này đồng thời là mã số thuế của chi nhánh, văn phòng đại diện.
  • Mã số địa điểm kinh doanh là mã số gồm 5 chữ số được cấp theo số thứ tự từ 00001 đến 99999. Mã số này không phải là mã số thuế của địa điểm kinh doanh.
  • Trường hợp doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện bị chấm dứt hiệu lực mã số thuế do vi phạm pháp luật về thuế thì doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện không được sử dụng mã số thuế trong các giao dịch kinh tế kể từ ngày Cơ quan thuế thông báo công khai về việc chấm dứt hiệu lực mã số thuế.
  • Đối với các chi nhánh, văn phòng đại diện đã thành lập trước ngày 01 tháng 11 năm 2015 nhưng chưa được cấp mã số đơn vị phụ thuộc, doanh nghiệp liên hệ trực tiếp với Cơ quan thuế để được cấp mã số thuế 13 số, sau đó thực hiện thủ tục thay đổi nội dung đăng ký hoạt động tại Cơ quan đăng ký kinh doanh theo quy định.
  • Đối với các doanh nghiệp đã được thành lập và hoạt động theo Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương, Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán, mã số doanh nghiệp là mã số thuế do Cơ quan thuế đã cấp cho doanh nghiệp.

Theo quy định trên, luật sư CMA tư vấn: mã số doanh nghiệp là yếu tố gắn chặt với doanh nghiệp, mỗi doanh nghiệp chỉ được cấp một mã số duy nhất, và cũng đồng thời là mã số thuế của doanh nghiệp. Mã số này theo doanh nghiệp xuyên suốt trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, chỉ doanh nghiệp chấm dứt hoạt động thì mã số này mới chấm dứt hiệu lực.

Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp là một nội dung của tái cấu trúc lại doanh nghiệp, được thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, theo đó doanh nghiệp sẽ chuyển đổi từ hình thức hoạt động này sang hình thức hoạt động khác, cùng với đó là sự thay đổi của các vấn đề pháp lý và hoạt động liên quan đến doanh nghiệp. Việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp không làm chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp, mà chỉ là sự chuyển sang một mô hình hoạt động khác.

Vì vậy căn cứ vào các quy định trên, khi doanh nghiệp chuyển đổi loại hình thì không phải thay đổi mã số doanh nghiệp (mã số thuế).

DỊCH VỤ DOANH NGHIỆP CỦA LUẬT SƯ CMA:

  • Tư vấn pháp luật đối với các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp trong quá trình hoạt động;
  • Miễn phí cung cấp văn bản pháp luật theo yêu cầu;
  • Soạn thảo và hoàn thiện hồ sơ nội bộ của doanh nghiệp.
  • Đưa ra các giải pháp, tư vấn để doanh nghiệp đánh giá, lựa chọn và quyết định việc chuyển đổi loại hình của doanh nghiệp.
  • Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến doanh nghiệp trước và sau khi chuyển đổi để doanh nghiệp nắm tổng thể quá trình và các bước cần thực hiện.
  • Tư vấn tổ chức và quản trị doanh nghiệp theo loại hình mới.
  • Hỗ trợ và tư vấn pháp luật miễn phí cho doanh nghiệp sau khi doanh nghiệp được chuyển đổi;
  • Tư vấn các công việc cần làm của một doanh nghiệp sau khi chuyển đổi;
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -spot_img

Bài viết được quan tâm