Thứ Năm, Tháng Tư 25, 2024
spot_img
Trang chủLuật sư Tư vấnLuật sư tư vấn Hợp đồngLuật sư tư vấn soạn thảo Hợp đồng tại Hải Phòng

Luật sư tư vấn soạn thảo Hợp đồng tại Hải Phòng

Công ty Luật CMA - Hotline: 0986.057.998 - 0944.296.698

  1. Hợp đồng và ý nghĩa quan trọng của Hợp đồng:

Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Căn cứ trên nội dung giao dịch, chủ thể, hợp đồng được chia ra nhiều loại, theo cách gọi khác nhau.

Hiệu lực của hợp đồng, pháp luật điều chỉnh để giải quyết tranh chấp hợp đồng hoặc làm căn cứ để soạn thảo hợp đồng, thiết lập các quyền, nghĩa vụ, điều khoản, điều kiện của hợp đồng không phụ thuộc vào cách gọi tên. Tuy nhiên, tên gọi của hợp đồng chính là từ khoá tổng hợp nội dung của hợp đồng. Dựa theo tên gọi của hợp đồng để biết được các nội dung, điều khoản, điều kiện cần phải có của hợp đồng đó. Đặt tên đúng của hợp đồng khi soạn thảo cũng là xác định đúng quan hệ pháp luật của hợp đồng.

Hợp đồng là Luật” của các bên tham gia hợp đồng: Tinh thần chung của pháp luật là mọi chủ thể trong xã hội được quyền làm những việc pháp luật không cấm và tôn trọng quyền tự quyết của các bên trong giao dịch dân sự phù hợp các nguyên tắc pháp luật, đạo đức, chuẩn mực xã hội. Trong nhiều trường hợp pháp luật không quy định, điều chỉnh hết được các quan hệ xã hội phát sinh trong thực tế hoặc nếu có thì cũng không chi tiết, cụ thể trong và cho từng trường hợp, mà các quy định nhiều khi chỉ mang tính chất nguyên tắc và tổng quát.

Vì vậy, Hợp đồng cẩn phải được soạn thảo với các điều khoản, điều kiện cụ thể do các bên cân nhắc các tình huống có thể phát sinh trong tương lai, dự liệu được tình huống phát sinh để trên cơ sở đó đưa ra, quy định các cách ứng xử, xử lý tình huống, đảm bảo việc thực hiện hợp đồng hoặc lợi ích của một trong các bên hoặc các bên.

Hợp đồng là “Bản vẽ” tương lai: Tinh thần chung của mọi chủ thể tham gia soạn thảo, ký kết hợp đồng là muốn quyền, lợi ích của mình được bảo đảm một cách công bằng trong giao dịch. Trong thực tế, khi hợp đồng được thực hiện thì luôn có sự kiện làm mất cân bằng quyền lợi, quyền lực của  một trong các bên hoặc các biện pháp bảo đảm, rủi ro giữa các bên.

Ví dụ: Trong một hợp đồng mua bán xe, bên đặt mua đặt cọc trước cho bên bán khi đó rủi ro với số tiền đặt cọc thuộc về bên mua, khi xe đã được giao cho bên mua nhưng bên bán chưa nhận được tiền thì khi đó rủi ro với giá trị hàng hoá thuộc về bên bán.

Mặc dù pháp luật đã có những quy định cứng về quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm khi vi phạm của các bên khi tham gia một giao dịch dân sự, thương mại, lao động… Tuy nhiên, những quy định đó nhiều khi chưa đủ hoặc sẽ là không phù hợp trong một số trường hợp cụ thể theo mục đích của các chủ thể tham gia hợp đồng.

Ví dụ: Bên chậm trả phải trả lãi chậm trả trên số tiền chậm trả mức lãi suất theo lãi suất ngân hàng, đương nhiên đôi khi có nhiều bên họ sẵn sàng chịu trách nhiệm này để sử dụng vốn cho một mục đích khác.

2. Những điều cần chú ý khi soạn thảo, ký kết hợp đồng:

Thứ nhất, tìm hiểu kỹ quan hệ pháp luật của hợp đồng, đối tượng của hợp đồng, điều kiện ký kết, thực hiện trên cơ sở các quy định của pháp luật có liên quan:

Hợp đồng sẽ vô hiệu khi có nội dung, hình thức hoặc chủ thể hoặc đối tượng vi phạm điều bắt buộc phải tuân theo, điều cấm hoặc trái đạo đức xã hội hoặc không thoả mãn về chủ thể, đại diện, ý chí của chủ thể khi giao kết hợp đồng. Việc vi phạm có thể xuất phát từ việc không tìm hiểu kỹ các quy định của pháp luật, vô ý hoặc đôi khi là cố ý của một bên. Trong khi đó, thực tế chung có những hậu quả xảy ra sẽ không thể khắc phục được hoặc nếu có thể thì thiệt hại cho một trong các bên hoặc đôi bên sẽ là rất lớn không chỉ về mặt tài chính, thời gian mà còn là các chi phí cơ hội, uy tín …. có những trường hợp có thể dẫn tới phá sản cả một doanh nghiệp hoặc một bước ngoặt lớn đẩy doanh nghiệp vào tình huống khó khăn không phục hồi được.

Ví dụ: Muốn thuê lại lao động, thì loại hình công nhân mà công ty bạn đang muốn thuê pháp luật có cho phép sử dụng lao động đi thuê lại của doanh nghiệp khác hay không? hoặc

Ví dụ: Muốn huy động vốn cho một dự án nhà ở thương mại trong tương lai thì có thể thành lập công ty môi giới hoặc thông qua các công ty môi giới bất động sản để ký kết các hợp đồng đặt cọc với người mua mang tính chất thực hiện công việc môi giới theo hợp đồng là kết nối chủ đầu tư với người mua để mua bán một căn hộ hình thành trong tương lai hay không?

Ví dụ: Mua bán nhà ở đất ở thì có thể mua bán khi chưa có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở hay không?

Thứ hai, tìm hiểu kỹ đối tác ký kết, thoả thuận hợp đồng, thực hiện giao dịch, chủ thể ký kết hợp đồng

Hợp đồng được soạn thảo, ký kết bởi chủ thể có đủ điều kiện về năng lực pháp luật, năng lực hành vi  là  một trong các điều kiện để hợp đồng có hiệu lực pháp luật và không mất thời gian trong việc đàm phán giao kết hợp đồng.

Tuỳ theo loại hình của hợp đồng, đối tượng của giao dịch, giá trị của giao dịch pháp luật có quy định các điều kiện cụ thể với chủ thể tham gia hợp đồng. Đối với các trường hợp là doanh nghiệp, tổ chức thì việc tham gia ký kết hợp đồng phải được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật (đại diện đương nhiên trên các giấy tờ pháp lý hoặc đại diện theo uỷ quyền). Trong nhiều trường hợp, không phải cứ là người đại diện theo pháp luật thì có thể ký kết  bất kỳ hợp đồng nào. Đối với tổ chức thì còn có các quy định của pháp luật chuyên ngành hoặc quy định của nội bộ về phạm vi, giá trị giao dịch, hợp đồng, loại đối tượng mà người đại diện theo pháp luật được tự động ký kết hợp đồng hoặc phải cần theo các điều kiện khác trong tổ chức để có thể ký kết hợp đồng.

Ví dụ: Theo luật doanh nghiệp đối với các giao dịch mua bán có giá trị trên 35% tài sản trong báo cáo tài chính năm gần nhất thì cần có văn bản đồng ý của Đại hội đồng cổ đông.

Mục đích chính của bất kỳ chủ thể tham gia hợp đồng nào cũng muốn hạn chế được rủi ro khi giao dịch với đối tác, cũng vì lý do đó mới cần soạn thảo hợp đồng một cách chặt chẽ, đảm bảo tính pháp lý, tính thực thi của điều khoản hợp đồng. Tuy nhiên, để hạn chế rủi ro thì ngoài việc soạn thảo hợp đồng cũng chỉ là một trong các biện pháp không phải là biện pháp duy nhất.

Về bản chất, Hợp đồng cũng chỉ là văn bản ước định giữa hai bên do con người soạn thảo ra. Việc thực hiện văn bản ước định này trên thực tế như thế nào thì còn phải tuỳ thuộc vào các chủ thể, năng lực, uy tín, điều kiện của họ. Vì vậy, uy tín, năng lực của đối tác trong việc thực hiện hợp đồng mới là vấn đề mấu chốt để bảo đảm thực hiện hợp đồng một cách nghiêm túc, bên cạnh nội dung cam kết của hợp đồng.

Thứ ba, ngôn ngữ soạn thảo

Hợp đồng bản kế hoạch tương lai, một văn bản ước định, “luật” của các bên trong giao dịch. Vì vậy, cần đảm bảo ngôn ngữ rõ ràng, mạch lạc, dễ hiểu, logic, không tạo ra cách hiểu khác nhau về cùng một vấn đề của hợp đồng. Việc một điều khoản có nhiều cách nhiểu khác nhau là rất nguy hiểm, tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro, tạo kẽ hở cho các tư tưởng “phá đám”, sẵn sàng không thiện chí để có lợi cho mình và gây thiệt hại cho bên còn lại một cách cố ý.

Đối với các hợp đồng đơn giản, ngắn gọn, giá trị thấp, thực hiện trong thời gian ngắn, có biện pháp bảo đảm chắc chắn thì việc kiểm tra hợp đồng sẽ đơn giản tương đương. Tuy nhiên, đối với các hợp đồng có độ dài từ nhiều trang giấy trên với nhiều điều khoản, điều kiện và các điều khoản, điều kiện của hợp đồng đan chéo, quy định dẫn chiếu nhau, có tính chuyên ngành, thực hiện trong thời gian dài, giá trị lớn hoặc phức tạp nhiều quan hệ, tình huống trong tương lai có thể xảy ra thì không phải ai cũng có thể hiểu ngay được hợp đồng. Đối với các hợp đồng không thể kiểm tra, hiểu hết được điều khoản của hợp đồng thì sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro cho người ký. Thường các hợp đồng như này là các hợp đồng mẫu. Ví dụ: Hợp đồng tín dụng, Hợp đồng thế chấp, hoặc các hợp đồng bảo hiểm. Bên cạnh các hợp đồng phức tạp, khó hiểu, thì có không ít các hợp đồng người soạn thảo hợp đồng cố ý “bẫy” câu chữ, dấu chấm, dấu phẩy làm sai lệch ý của hợp đồng khi kết hợp với các điều khoản khác nhau.

Để kiểm tra những hợp đồng phức tạp cần có thời gian và người có kiến thức chuyên môn về pháp lý. Đối với các trường hợp cần thiết có thể tư vấn luật sư hoặc thậm chí có luật sư tham gia quá trình đàm phán soạn thảo hợp đồng để có quyết định phù hợp nhất.

Thứ tư, Hình thức của Hợp đồng

Tuỳ theo đối tượng của hợp đồng mà pháp luật có quy định về hình thức của hợp đồng phải bằng văn bản hoặc không phải bằng văn bản và có bắt buộc phải công chứng, chứng thực hay không?

Việc vi phạm hình thức của hợp đồng có thể dẫn tới hợp đồng vô hiệu trừ trường hợp các bên đã thực hiện quá 2/3 nghĩa vụ của hợp đồng.

Thứ năm, nội dung của hợp đồng:

Nội dung của hợp đồng cần đáp ứng các yêu cầu: Rõ ràng, đầy đủ, chính xác và có hiệu lực pháp luật. Từng có câu chuyện một doanh nghiệp nhập khẩu dép, tuy nhiên không nói rõ là mua 1 đôi dép cả dép trái và dép phải. Dẫn tới đối tác cố ý chuyển 1 công hàng toàn dép trái không có dép phải, sau đó doanh nghiệp đã phải nhập thêm một công hàng dép phải để ghép đôi. Các thiệt hại trong trường hợp này là khó có thể đánh giá hết được và rất lớn cho bên mua khi gặp khách hàng không thiện chí với nội dung trong hợp đồng không rõ ràng.

Bên cạnh các thoả thuận về nội dung thực hiện, khi thoả thuận hợp đồng, thường các bên sẽ đưa ra rất nhiều yêu cầu, ràng buộc đặc biệt các yêu cầu về hạn chế rủi ro như các chế tài khi vi phạm. Việc đưa chế tài để xây dựng một “hành lang pháp luật” của đôi bên trong giao dịch hợp đồng không phải là một việc dễ dàng. Việc xây dựng được hành lang này không chỉ đòi hỏi người soạn thảo hợp đồng phải nắm bắt được quan hệ giao dịch mà hợp đồng đang điều chỉnh, mà còn phải biết, hiểu rõ các quy định của pháp luật có liên quan, cách thức xử lý khi xảy ra tình huống ngoài ý muốn, thậm chí là “phá đám” của một bên. Có nhiều hợp đồng đưa ra các chế tài rất mạnh, tuy nhiên, khi thực hiện lại không triển khai được trên thực tế hoặc chồng chéo hoặc mâu thuẫn với quy định của pháp luật làm ảnh hưởng tới giá trị pháp lý của chế tài.

Thứ sáu, biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng: Bảo đảm thực hiện hợp đồng được coi là một trong những biện pháp bảo đảm an toàn nhất. Việc bảo đảm thực hiện hợp đồng có thể thông qua ký quỹ, ký cược, đặt cọc.

Thứ bảy, lựa chọn pháp luật, phương thức, cơ quan giải quyết tranh chấp hợp đồng: Đối với các hợp đồng dân sự trong nước thì các bên tham gia hợp đồng không có quyền lựa chọn cơ quan giải quyết tranh chấp hoặc luật để làm căn cứ giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên, đối với các hợp đồng quốc tế thì có quyền lựa chọn. Việc lựa chọn cơ quan giải quyết tranh chấp (thẩm quyền địa lý của toà án) hoặc trọng tài sẽ thuận lợi hơn cho một bên có yêu cầu khi phát sinh tranh chấp về khoảng cách di chuyển, sự thuận tiện trong quá trình giải quyết tranh chấp thường kéo dài thời gian.

DỊCH VỤ TƯ VẤN, SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG CỦA LUẬT SƯ CMA:

  • Tư vấn các vấn đề pháp lý có liên quan
  • Tham gia đàm phán nội dung hợp đồng
  • Soạn thảo hợp đồng, thẩm định hợp đồng
  • Giải quyết tranh chấp hợp đồng ngoài tố tụng và tham gia tố tụng tại Toà án, trọng tài
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -spot_img

Bài viết được quan tâm